Trang

Thông báo

24/1/13

Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ 'trảm' đơn vị làm đường xấu

"Chất lượng là danh dự của ngành giao thông, chúng ta phải biết xấu hổ khi thấy con đường xấu; cần nghiêm túc xử lý những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, phải đưa ra khỏi ngành", Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
> Ôtô xếp hàng chờ đăng kiểm, đóng phí đường bộ

Liên quan vấn đề bảo trì đường bộ, nhiều lãnh đạo sở giao thông vận tải đã phản ánh tình trạng xe chở quá tải gây hư hỏng đường tại Hội nghị tổng kết năm 2012 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam sáng 21/1.
Theo ông Hoàng Văn Huệ, Phó giám đốc Sở GTVT Nghệ An, lưu lượng xe tăng nhanh, trong đó xe tải trọng lớn đã làm hư hỏng nhiều tuyến đường trong tỉnh. Cơ quan này đã phải cắm biển cấm xe quá tải để hạn chế xe. Tuy nhiên, vừa qua, hơn 300 doanh nghiệp vận tải kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An cho phép phương tiện chở quá tải để giúp kinh doanh có hiệu quả, để cạnh tranh được với doanh nghiệp vận tải của các tỉnh khác.
“Chúng tôi kiên quyết không đồng ý cho xe chở quá tải mặc dù đây là vấn đề đang tranh cãi. Xe chở quá tải đã phá hoại đường lớn hơn so với đóng góp của doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, Tổng cục Đường bộ cần thống nhất toàn quốc nghiêm chỉnh thực hiện xe chạy đúng tải trọng, phải huy động thanh tra giao thông, cảnh sát xử phạt các xe vi phạm”, ông Huệ bày tỏ.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng: "Người dân thường nhắn tin cho tôi khi bức xúc vì tắc đường".
Vị lãnh đạo ngành giao thông Nghệ An còn cho biết, để sửa chữa đường cần có đặt hàng trước mỗi quý song quy định này không phù hợp vì có nhiều sự cố hư hỏng đường xảy ra không lường trước được, nên cần thay đổi biện pháp như đơn vị nhà thầu phải vá các ổ gà đột xuất và bổ sung kinh phí vào quý sau.
Đại diện Khu quản lý đường bộ 4 cũng cho biết đang quản lý hơn 600km quốc lộ 1, trên đó xe tải trọng 200 tấn chạy thường xuyên. Tuy nhiên, tuyến đường này đã trên 15 năm chưa được tu bổ đã xuất hiện nhiều ổ gà, sống trâu. Thời gian qua, do thiếu kinh phí, đơn vị này mới tiến hành láng nhựa đường mà lẽ ra phải cào bóc bằng máy chuyên dụng và thảm bê tông nhựa.
Năm 2012, Tổng cục Đường bộ đã sửa chữa hơn 1.100 km mặt đường, 240 cầu và các công trình khác với tổng vốn đã giải ngân là 2.700 tỷ đồng. Năm nay, cơ quan này dự kiến được giao 4.377 tỷ đồng từ Quỹ bảo trì đường bộ để sửa chữa nhiều tuyến đường.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan liên quan có biện pháp nâng cao chất lượng sửa chữa đường, nhất là các quốc lộ. Theo đó, cơ quan quản lý phải thuê các tổng công ty lớn để huy động máy móc và áp dụng công nghệ mới vào sửa chữa đường, chấm dứt tình trạng vá víu thủ công như trước đây.
“Bảo trì đường sẽ phải đấu thầu chứ không chỉ định như trước, Ban quản lý phải thuê các nhà thầu lớn chứ không huy động công nhân đội nón ra vá đường. Với nhà thầu đã làm đường sẽ được thuê bảo trì sau đó để gắn trách nhiệm”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Bộ trưởng cũng cho rằng cần nghiêm túc xử lý những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, phải đưa ra khỏi ngành giao thông. Theo đó, chấn chỉnh những ban quản lý yếu kém, xóa đơn vị tư vấn “ma”.
"Thu một đồng từ chủ phương tiện thì chúng ta phải có trách nhiệm, phải sử dụng hiệu quả, chất lượng đường là danh dự của ngành giao thông. Chúng ta phải xấu hổ khi thấy đường xấu”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
 vnExpress

22/1/13



Bộ trưởng Thăng lại đe ‘trảm tướng’
TPO - Tại hội nghị Tổng kết năm 2012 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hôm qua 21-1, bộ trưởng Đinh La Thăng tuyên bố sẵn sàng đưa ra khỏi ngành giao thông những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan liên quan có biện pháp nâng cao chất lượng bảo trì, sửa chữa đường, nhất là các quốc lộ.
“Bảo trì đường sẽ phải đấu thầu chứ không chỉ định như trước, Ban quản lý phải thuê các nhà thầu lớn chứ không huy động công nhân đội nón ra vá đường.”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Về công tác quản lý bảo trì, người đứng đầu ngành giao thông cũng nói rõ, phải lập hồ sơ cụ thể công tác bảo trì của từng đoạn, từng tuyến đường để dễ cho công tác quản lý cũng như xử lý về sau.
"Một tuyến đường phải được lập hồ sơ như bệnh án của người bệnh. Đoạn đường này được đưa vào sử dụng bao giờ, được sửa chữa mấy lần, đơn vị nào bảo dưỡng… phải được ghi trong hồ sơ đầy đủ để đảm bảo cho công tác quản lý cũng như xử lý”, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng cho rằng cần nghiêm túc xử lý những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, phải đưa ra khỏi ngành giao thông. Theo đó, chấn chỉnh những ban quản lý yếu kém, xóa đơn vị tư vấn “ma”.
“Chất lượng đường là danh dự của ngành giao thông. Chúng ta phải xấu hổ khi thấy đường xấu; cần nghiêm túc xử lý những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, phải đưa ra khỏi ngành”, Bộ trưởng Đinh La Thăng tuyên bố thẳng thắn.
Các đại biểu dự Hội nghị cũng bày tỏ sự băn khoăn trước những vấn đề liên quan đến chất lượng công trình, bảo trì đường bộ. Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục đường Bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho rằng, năm 2012, tuy đã đạt được mục tiêu duy trì hoạt động của hệ thống đường bộ thông suốt, nhưng công tác duy tu, bảo trì đường bộ còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Để đảm bảo chất lượng công trình, ông Lê Đình Thọ, Tổng Cục trưởng, Tổng Cục đường bộ VN chỉ đạo các đơn vị của Tổng Cục, kiên quyết xử lý các tập thể, cá nhân do thiếu tránh nhiệm làm ảnh hưởng đến chật lượng công trình gây lãng phí làm thất thoát vốn đầu tư…
Theo báo cáo, năm 2012, Tổng cục Đường bộ đã sửa chữa hơn 1.100 km mặt đường, 240 cầu và các công trình khác với tổng vốn đã giải ngân là 2.700 tỷ đồng. Năm nay, cơ quan này dự kiến được giao 4.377 tỷ đồng từ Quỹ bảo trì đường bộ để sửa chữa nhiều tuyến đường.
P.V