Trang

Thông báo

15/9/13

Đường vừa làm xong đã lấy đất “vá” thay nhựa

(Dân trí) - Mới thi công xong, một số đoạn đường trên QL14 đoạn từ TP Kon Tum (Kon Tum) đến TP Pleiku (Gia Lai) đã xuống cấp ngay lập tức. Có đoạn được chủ đầu tư “vá” bằng đá sỏi, có đoạn được “vá” bằng… đất.

Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14) được xem là một trong những con đường huyết mạch của nước ta. Chính vì vậy, những năm trở lại đây, con đường này được nhà nước rất quan tâm đầu tư nâng cấp và làm lại. Tại đoạn qua Gia Lai (từ TP Kon Tum đến đầu TP Pleiku chừng 45km) được thi công làm lại bắt đầu từ cuối năm 2012. 
Cách đây chừng 2 tháng, người dân vui mừng khi đoạn đường hoàn thành sau nhiều tháng thi công mù mịt bụi. Tuy nhiên, niềm vui đó vừa xuất hiện đã vụt tắt khi đường vừa làm xong đã… hư. Tại đoạn qua phường Yên Thế (TP Pleiku) những “ổ voi” được chủ thi công cho thợ vá bằng đá và nhựa chằng chịt, nhưng chẳng hiểu sao những miếng “vá” mới hoàn thành chỉ vài ngày sau lại hư lại!
Đường vừa làm xong đã hư đoạn qua phường Yên Thế, TP Pleiku
Đường vừa làm xong đã hư đoạn qua phường Yên Thế, TP Pleiku
Kém “may mắn” hơn, là đoạn qua xã Hòa Phú (huyện Chư Păh, Gia Lai) sau khi đường hoàn thành thì cũng là lúc những “ổ gà” xuất hiện. Để lấp những ổ gà này, một số thợ tham gia thi công đường đã đào đất ven đường để “vá”. 
“Đường vừa làm xong là có ổ gà luôn. Tôi nghe mấy người thợ tham gia thi công đường này ở làng tôi nói đường mới làm xong nhưng do hư nên sắp... đào lên làm lại (?)”, một người dân thôn 4, xã Hòa Phú nói.
Vá xong lại hư tiếp
"Vá" xong lại hư tiếp
Trong suốt chiều dài của đoạn đường chừng 45km này, chủ đầu tư thi công rất cẩu thả: đoạn thì vừa làm xong đã hư, đoạn thì đổ nhựa được 1/2 làn đường rồi bỏ đó, đoạn thì rải xong đá rồi ngưng thi công. Khiến con đường huyết mạch trở thành cơn ác mộng đối với người tham gia giao thông.
Một người dân sống ở thôn 3, xã Hòa Phú than thở: “Từ ngày đường thi công thì bụi cứ như là mưa ấy, nhà tôi phải mua hàng chục mét bạt về quây chứ nó phủ kín cả nhà, ngồi ăn cơm mà bụi cũng bay mịt vào chịu không nổi. Mà chẳng biết họ thi công kiểu gì, đoạn thì vừa làm xong cũng là lúc đường vừa hư, đoạn thì đang làm rồi biến mất”.
Những miếng vá chằng chịt
Những miếng "vá" chằng chịt
Trước sự việc trên, ông Phan Hữu Hiếu, Trưởng ban Quản lý đầu tư và xây dựng chuyên nghành giao thông - Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai cho biết, QL14 là do Bộ quản lý, việc thi công cũng thuộc của Bộ nên ông không hề biết gì về các dự án cũng như việc thi công của đoạn đường trên.
Lấy đất lấp ổ gà 
Lấy đất lấp ổ gà 
Khi chúng tôi nhiều lần tìm đến Văn phòng Điều hành dự án đường Hồ Chí Minh (đoạn Gia Lai, Kon Tum), thuộc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh của Bộ Giao thông vận tải (tại 629 Phạm Văn Đồng, TP Pleiku) thì văn phòng này liên tục cửa đóng then cài.
Một số hình ảnh về con đường thi công theo kiểu khá "lạ":
Thiên Thư
Thiên Thư
Thiên Thư
Thiên Thư
Thiên Thư
Thiên Thư
Thiên Thư
Thiên Thư
Trần Đình Nam - Trích báo Dân Trí ngày15-9-2013

10/9/13

Rải bê tông nhựa trong mưa: “Không đạt chất lượng thì bỏ đi làm lại!”

Trong khi các chuyên gia ngạc nhiên, khẳng định việc thảm bê tông nhựa giữa trời mưa lớn là quá ẩu, khó đảm bảo chất lượng thì ông Trưởng ban QLDA TP Hà Tĩnh cho rằng, mưa như thế chưa ăn thua và nếu chất lượng không đảm bảo thì bỏ đi làm lại!
 >>  Mưa như trút nước, chủ đầu tư vẫn cho nhà thầu rải thảm bê tông nhựa

Chiều 6/9, PV Dân trí đã có mặt tại BQL các công trình xây dựng TP Hà Tĩnh (Ban A) để làm rõ lý do vì sao khi trời mưa như trút nước, chủ đầu tư vẫn cho nhà thầu Công ty CPQL&XD Công trình giao thông 487 (Khu quản lý đường bộ 4) tiến hành thảm bê tông nhựa tuyến đường 26/3.  
“Mưa thế ăn thua chi”
Mở đầu cuộc làm việc, ông Trưởng ban Phạm Tấn Sinh nhấn mạnh, tuyến đường 26/3 có chiều dài 2km, là một trong những tuyến đường nội thị quan trọng của TP Hà Tĩnh. Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường này được khởi công từ năm 2010, có mức đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó chi phí phần xây lắp 3 gói thầu là 50 tỷ đồng, còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng. Cũng vì tầm quan trọng đó, Ban luôn sát sao với tuyến đường này, trong đó thời điểm công ty 478 thi công trong điều kiện có mưa vào tối 5/9 ngoài Trưởng ban, thì Phó phó ban phụ trách kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật của ban cũng có mặt, giám sát thi công.
 
Ông Phạm Tấn Sinh, nói nhà thầu tính toán sai nên phải thi công giữa mưa.
Ông Phạm Tấn Sinh, nói nhà thầu tính toán sai nên phải thi công giữa mưa.
Khẳng định đây là tuyến đường quan trọng, tuy nhiên, ông trưởng ban QLDA TP Hà Tĩnh lại nói không nhớ rõ đơn vị tư vấn giám sát (TVGS) do chính ông ký, thuê giám sát lịch trình, chất lượng thi công. “Tên giám đốc thì nhớ, mà tên doanh nghiệp thì để mình nhớ lại tí đã”- ông Sinh bối rối. Cố nhớ không được, cuối cùng vị trưởng ban đành phải gọi cán bộ cấp dưới sang cung cấp cho PV.
Ông Sinh nói, lý do khiến nhà thầu Công ty 487 thảm bê tông nhựa trong điều kiện có mưa vào tối 5/9 xuất phát từ việc nhà thầu tính toán sai mẻ bê tông nhựa.
“Bữa qua (tối ngày 5/9- PV) hắn đen cái là nhà thầu tính thảm sai đi. Tính sai, chứ nếu tính đúng thì không bị dính mưa mô. Tính sai, hắn cắt thảm dẫn đến thiếu thảm, rồi cha con (công nhân, cán bộ kỹ thuật) quay ra ngồi chờ. Ngồi chờ đến vài tiếng đồng hồ, lại gặp mưa nên anh em đã nói nhau rồi”- ông Sinh nói.
 
Trả lời câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, vì sao trong điều kiện thời tiết không đảm bảo, trời đổ mưa lớn, chủ đầu tư vẫn để nhà thầu thi công, ông Sinh nói: mưa như thế vẫn chưa ăn thua. “Làm thảm lo nhất là mưa, nhưng mưa như thế chẳng là gì cả mà phải bận tâm. Nước mưa như thế mà gặp nhiệt độ cao thì nó bốc hơi đi chứ có chi mô”- ông Sinh nói.
Mưa lớn như trút nước nhưng ông Trưởng ban nói chưa ăn thua!
Mưa lớn như trút nước nhưng ông Trưởng ban nói "chưa ăn thua"! 
Vị trưởng ban lý giải thêm, chuyện thảm bê tông nhựa giữa trời mưa là chuyện xảy ra như cơm bữa. “Ít có công trình nào mà khi thảm mặt đường mà không gặp mưa, đó chuyện như cơm bữa” - ông Sinh nói.
“Nếu không đạt chất lượng thì bỏ đi làm lại!”
Dù trực tiếp có mặt tại hiện trường, đặc biệt là đại diện Hội KH&KT Cầu đường đường Hà Tĩnh rất nghi ngại chất lượng của mặt thảm do thi công trong điều kiện không đảm bảo như đã nói, thế nhưng ông Sinh lại nói cứng, lo ngại ấy cần phải có cơ sở.
Cụ thể, theo vị trưởng ban này, việc nghi ngại mặt thảm thi công trong điều kiện mưa như đã nói không đảm bảo là quá cảm tính. “Lo ngại đó chỉ mang tính cảm tính thôi. Để nói rằng nó có đạt chất lượng hay không thì ngay cả thi công trong trời nắng cũng khó mà nói rằng nhiệt độ đạt hay không đạt. Vì thế, phải cho tiến hành bước nữa, khoan cắt, đào lên kiểm tra mới kết luận được nó đạt hay không đạt”- ông Sinh lý giải.
 
Một yếu tố khác khiến ông Sinh tự tin về chất lượng mẻ thảm thi công trong điều kiện mưa lớn, đó là trong quá trình thi công nhà thầu đã cho xe lu bám sát họng máy phun thảm nên đã hạn chế được nước mưa làm giảm nhiệt độ của bê tông nhựa.
 
Mưa lớn như trút nước nhưng ông Trưởng ban nói chưa ăn thua!
Chiều 8/9, PV Dân trí quay trở lại công trình đường 26/3, và phần mép mặt thảm thi công trong mưa vào tối ngày 5/9 bị sụt, trượt thế này  
Đáng chú ý, ông Sinh nêu ra quan điểm, nếu mặt thảm không đạt chất lượng thì có nhiều giải pháp, trong đó đơn giản nhất là cho lột lên, thi công lại. “Chuyện này không có gì khó cả. Ngay cả ngoài quốc lộ 1 mặt thảm vừa đổ nhưng đã lượn sóng lên cũng phải lột lên, cắt bỏ làm lại cả thôi. Ở đây, tuyến đường này mới thảm một nửa đường, mà có nhiều đâu, chỉ vài chục mét cuối, nếu không đạt thì cho lột lên làm lại. Đơn giản thôi” – ông Sinh nói.
Phóng viên đặt câu hỏi, việc "bỏ đi làm lại" như ông nói, ai sẽ chịu trách nhiệm về hệ lụy thời gian, chi phí? Ông Sinh im lặng không trả lời.
Theo ghi nhận của Dân trí, không chỉ để nhà thầu thi công ẩu, chủ đầu tư BQLDA TP Hà Tĩnh cũng không giám sát chặt chẽ, để nhà thầu Công ty 487 tiến hành thi công trong điều kiện khó đảm bảo chất lượng cho công trình. Cụ thể, mặt đường còn đọng nước như ao nhưng nhà thầu không cho rút hết để vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thi công.
 
Mưa lớn như trút nước nhưng ông Trưởng ban nói chưa ăn thua! 
Nước đọng sũng trên nền đường, tuy nhiên nhà thầu không cho rút đi trước khi phủ lớp cấp phối đá dăm (lớp base). Việc thi công cẩu thả này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến kết cấu nền đường.
 
 
Nhà thầu cho máy gạt bê tông phủ lên nền đường sũng nước.  
 
 
Nhà thầu cho máy gạt bê tông phủ lên nền đường sũng nước.  
Nhà thầu cho máy gạt lớp cấp phối đá dăm phủ lên nền đường sũng nước. 

Trần Đình Nam trích báo Dân Trí ngày 10-9-2013



7/6/13



Xe khách đâm vào vách núi, nhiều người chết và bị thương

(TNO) Tin nóng từ Phòng CSGT, Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết lúc 9 giờ 50 sáng nay 7.6, tại Km43 thuộc tuyến đường Nha Trang - Đà Lạt (xã Sơn Thái, H.Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến nhiều người chết và bị thương khi một xe khách đâm vào vách núi.

Thông tin ban đầu mà Thanh Niên Online có được là xe khách này chở 32 người khi đến địa phận trên đã đâm vào vách núi.







Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Nguyễn Chung
Tại hiện trường, chiếc xe khách mang BKS 43S-6420, lưu thông theo hướng Đà Lạt - Nha Trang, văng cả hai lốp trước ra khỏi xe, đầu xe bể nát.
Chiếc xe đã tông vào vách núi bên trái tại Km43.
5 người chết tại chỗ, hơn 20 người bị thương.
Số người bị thương hiện đã được chuyển về Trung tâm Y tế H.Khánh Vĩnh cấp cứu.
Các lực lượng chức năng đang điều phối, thông đường tại địa điểm xảy ra tai nạn.
Theo thông tin Thanh Niên Online nhận được lúc 13 giờ 10, trong số 23 hành khách bị thương được đưa về Trung tâm Y tế H.Khánh Vĩnh, đã có một người tử vong, nâng số người tử vong trong vụ tai nạn lên con số 6. Các hành khách còn lại sau khi được sơ cấp cứu đã được chuyển về Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa
Cung đường đèo Khánh Vĩnh trên tuyến Nha Trang - Đà Lạt (thuộc H.Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) thường xảy ra tai nạn.
Ngày 1.4.2012, tại Km42 + 800, cách không xa địa điểm vụ xe khách đâm vào vách núi sáng nay (7.6), đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng dẫn đến một vụ tai nạn giao thông. Sở Giao thông vận tải Khánh Hòa thời điểm đó đã phải tính tới phương án dùng chất nổ để khai thông đường.
Đây là tuyến đường mới mở nhằm rút ngắn khoảng cách từ Nha Trang lên Đà Lạt khoảng 80 km chỉ còn gần 140 km so với con đường vượt đèo Ngoạn Mục dài 220 km trước đây.
Trần Đình Nam-Cty CPQL & XD ĐB Qngãi-Theo thanh niên.

24/1/13

Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ 'trảm' đơn vị làm đường xấu

"Chất lượng là danh dự của ngành giao thông, chúng ta phải biết xấu hổ khi thấy con đường xấu; cần nghiêm túc xử lý những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, phải đưa ra khỏi ngành", Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
> Ôtô xếp hàng chờ đăng kiểm, đóng phí đường bộ

Liên quan vấn đề bảo trì đường bộ, nhiều lãnh đạo sở giao thông vận tải đã phản ánh tình trạng xe chở quá tải gây hư hỏng đường tại Hội nghị tổng kết năm 2012 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam sáng 21/1.
Theo ông Hoàng Văn Huệ, Phó giám đốc Sở GTVT Nghệ An, lưu lượng xe tăng nhanh, trong đó xe tải trọng lớn đã làm hư hỏng nhiều tuyến đường trong tỉnh. Cơ quan này đã phải cắm biển cấm xe quá tải để hạn chế xe. Tuy nhiên, vừa qua, hơn 300 doanh nghiệp vận tải kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An cho phép phương tiện chở quá tải để giúp kinh doanh có hiệu quả, để cạnh tranh được với doanh nghiệp vận tải của các tỉnh khác.
“Chúng tôi kiên quyết không đồng ý cho xe chở quá tải mặc dù đây là vấn đề đang tranh cãi. Xe chở quá tải đã phá hoại đường lớn hơn so với đóng góp của doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, Tổng cục Đường bộ cần thống nhất toàn quốc nghiêm chỉnh thực hiện xe chạy đúng tải trọng, phải huy động thanh tra giao thông, cảnh sát xử phạt các xe vi phạm”, ông Huệ bày tỏ.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng: "Người dân thường nhắn tin cho tôi khi bức xúc vì tắc đường".
Vị lãnh đạo ngành giao thông Nghệ An còn cho biết, để sửa chữa đường cần có đặt hàng trước mỗi quý song quy định này không phù hợp vì có nhiều sự cố hư hỏng đường xảy ra không lường trước được, nên cần thay đổi biện pháp như đơn vị nhà thầu phải vá các ổ gà đột xuất và bổ sung kinh phí vào quý sau.
Đại diện Khu quản lý đường bộ 4 cũng cho biết đang quản lý hơn 600km quốc lộ 1, trên đó xe tải trọng 200 tấn chạy thường xuyên. Tuy nhiên, tuyến đường này đã trên 15 năm chưa được tu bổ đã xuất hiện nhiều ổ gà, sống trâu. Thời gian qua, do thiếu kinh phí, đơn vị này mới tiến hành láng nhựa đường mà lẽ ra phải cào bóc bằng máy chuyên dụng và thảm bê tông nhựa.
Năm 2012, Tổng cục Đường bộ đã sửa chữa hơn 1.100 km mặt đường, 240 cầu và các công trình khác với tổng vốn đã giải ngân là 2.700 tỷ đồng. Năm nay, cơ quan này dự kiến được giao 4.377 tỷ đồng từ Quỹ bảo trì đường bộ để sửa chữa nhiều tuyến đường.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan liên quan có biện pháp nâng cao chất lượng sửa chữa đường, nhất là các quốc lộ. Theo đó, cơ quan quản lý phải thuê các tổng công ty lớn để huy động máy móc và áp dụng công nghệ mới vào sửa chữa đường, chấm dứt tình trạng vá víu thủ công như trước đây.
“Bảo trì đường sẽ phải đấu thầu chứ không chỉ định như trước, Ban quản lý phải thuê các nhà thầu lớn chứ không huy động công nhân đội nón ra vá đường. Với nhà thầu đã làm đường sẽ được thuê bảo trì sau đó để gắn trách nhiệm”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Bộ trưởng cũng cho rằng cần nghiêm túc xử lý những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, phải đưa ra khỏi ngành giao thông. Theo đó, chấn chỉnh những ban quản lý yếu kém, xóa đơn vị tư vấn “ma”.
"Thu một đồng từ chủ phương tiện thì chúng ta phải có trách nhiệm, phải sử dụng hiệu quả, chất lượng đường là danh dự của ngành giao thông. Chúng ta phải xấu hổ khi thấy đường xấu”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
 vnExpress

22/1/13



Bộ trưởng Thăng lại đe ‘trảm tướng’
TPO - Tại hội nghị Tổng kết năm 2012 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hôm qua 21-1, bộ trưởng Đinh La Thăng tuyên bố sẵn sàng đưa ra khỏi ngành giao thông những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan liên quan có biện pháp nâng cao chất lượng bảo trì, sửa chữa đường, nhất là các quốc lộ.
“Bảo trì đường sẽ phải đấu thầu chứ không chỉ định như trước, Ban quản lý phải thuê các nhà thầu lớn chứ không huy động công nhân đội nón ra vá đường.”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Về công tác quản lý bảo trì, người đứng đầu ngành giao thông cũng nói rõ, phải lập hồ sơ cụ thể công tác bảo trì của từng đoạn, từng tuyến đường để dễ cho công tác quản lý cũng như xử lý về sau.
"Một tuyến đường phải được lập hồ sơ như bệnh án của người bệnh. Đoạn đường này được đưa vào sử dụng bao giờ, được sửa chữa mấy lần, đơn vị nào bảo dưỡng… phải được ghi trong hồ sơ đầy đủ để đảm bảo cho công tác quản lý cũng như xử lý”, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng cho rằng cần nghiêm túc xử lý những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, phải đưa ra khỏi ngành giao thông. Theo đó, chấn chỉnh những ban quản lý yếu kém, xóa đơn vị tư vấn “ma”.
“Chất lượng đường là danh dự của ngành giao thông. Chúng ta phải xấu hổ khi thấy đường xấu; cần nghiêm túc xử lý những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, phải đưa ra khỏi ngành”, Bộ trưởng Đinh La Thăng tuyên bố thẳng thắn.
Các đại biểu dự Hội nghị cũng bày tỏ sự băn khoăn trước những vấn đề liên quan đến chất lượng công trình, bảo trì đường bộ. Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục đường Bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho rằng, năm 2012, tuy đã đạt được mục tiêu duy trì hoạt động của hệ thống đường bộ thông suốt, nhưng công tác duy tu, bảo trì đường bộ còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Để đảm bảo chất lượng công trình, ông Lê Đình Thọ, Tổng Cục trưởng, Tổng Cục đường bộ VN chỉ đạo các đơn vị của Tổng Cục, kiên quyết xử lý các tập thể, cá nhân do thiếu tránh nhiệm làm ảnh hưởng đến chật lượng công trình gây lãng phí làm thất thoát vốn đầu tư…
Theo báo cáo, năm 2012, Tổng cục Đường bộ đã sửa chữa hơn 1.100 km mặt đường, 240 cầu và các công trình khác với tổng vốn đã giải ngân là 2.700 tỷ đồng. Năm nay, cơ quan này dự kiến được giao 4.377 tỷ đồng từ Quỹ bảo trì đường bộ để sửa chữa nhiều tuyến đường.
P.V